13 Kinh nghiệm và cách bán hàng hiệu quả trên Lazada, Sendo

Rate this post

Nhắc đến bán hàng đa kênh, chúng ta không thể bỏ qua kênh Sàn thương mại điện tử (TMĐT) như Lazada, Sendo, Tiki, Adayroi… Với khả năng tiếp cận một lượng khách hàng tiềm năng cực lớn, trong khi chi phí bỏ ra gần như bằng 0, có thể nói sàn thương mại điện tử là một kênh bán hàng tiềm năng cho các chủ shop.

Tuy nhiên, trong một khảo sát được Alosoft.vn thực hiện với 3.000 chủ shop về kết quả kinh doanh năm 2017 cho thấy, sàn TMĐT thuộc top 5 kênh bán hàng hiệu quả nhất hiện nay nhưng rất tiếc khi có đến hơn 50% các shop Bizweb lại không bán hàng trên đây và trung bình 11% các shop cho rằng bán hàng trên sàn TMĐT là không hiệu quả.

1 16

Bán hàng trên Lazada, Sendo, Adayroi, shopee… đang là xu hướng đa kênh tối ưu

Không hiệu quả là do cách bán hàng trên sàn TMĐT của nhiều người chưa đúng, lỗi không phải do sàn hoạt động không tốt. Bạn có thể xem thêm bài viết Bán hàng trên sàn TMĐT có hiệu quả không để tìm hiểu tiềm năng của kênh bán hàng này.

Trong bài viết này, Alosoft sẽ chỉ ra 13 kinh nghiệm và cách bán hàng trên Lazada hiệu quả. Bạn hoàn toàn có thể ứng dụng những cách này để bán hàng trên các sàn như Sendo, Tiki, Adayroi, Shopee…

1. Xử lý đơn hàng càng nhanh càng tốt

Bán hàng trên Lazada hay một sàn TMĐT bất kỳ, nếu quá chậm không theo quy định sẽ bị phạt tiền, mà khách hàng thì lại luôn muốn nhanh. Trong khi đó, việc xử lý qua Sàn vốn đã chiếm mất nhiều thời gian, nên việc xử lý đơn hàng không hoàn thành sớm thì khách không đợi được sẽ hủy đơn, tỉ lệ hoàn hàng sẽ cao, nguy cơ còn bị phạt tiền do chậm trễ nữa.

2. Đóng gói cẩn thận

Nên gói hàng bằng hộp carton, chống xốc bằng loại xốp bong bóng thì mới đảm bảo hàng được bảo vệ cẩn thận, giảm thiểu rủi ro hàng bị vỡ, dập khiến khách hàng không hài lòng hoặc từ chối nhận hàng.

Một lưu ý nhỏ là các hệ thống TMĐT thường xử lý các yêu cầu của khách hàng rất chậm, kém. Nên khi gọi xác nhận đơn hàng, bạn hãy nhắc khách hàng khi nhận hàng có vấn đề gì hãy gọi trực tiếp cho bạn, không gọi lên tổng đài. Khi đó, bạn có thể trực tiếp xin lỗi khách, kiểm tra hàng và tìm biện pháp đền bù ổn thỏa cho cả hai bên.

3. Nên có một namecard có ghi rõ hotline để hỗ trợ khách hàng khi ship hàng

Nếu như khách có thắc mắc, nhưng lại không biết số điện thoại của bạn để liên lạc, họ gọi lên tổng đài thì tỉ lệ hoàn hàng sẽ rất cao. Khi đó, mặc dù không phải lỗi của bạn nhưng bạn vừa bị trả hàng, vừa bị khách hàng đánh giá thấp ảnh hưởng không nhỏ tới uy tín và doanh thu.

Trong vai trò là khách hàng, chắc hẳn bạn cũng hiểu, các nhân viên tổng đài đôi khi không hiểu hết, do đó khi giải đáp thắc mắc không ổn thỏa, khiến khách không hài lòng.

4. Luôn để ý các sản phẩm cùng loại

Rất nhiều bạn đang bán một mã sản phẩm rất tốt thì rất vô tư không để ý gì, khi thấy doanh số tụt đi mới tá hỏa đi tìm nguyên nhân thì thấy sản phẩm mình đang bán được chào với giá rẻ hơn rất nhiều.

Kinh nghiệm xương máu là nên tạo ra sự khác biệt, không đua nhau về giá. Bởi cạnh tranh về giá không bao giờ là cách hay, không bền vững vì nếu cứ đua nhau giảm giá thì người được lợi là khách hàng, và bạn sẽ phải chịu lỗ. Nên giữ nguyên giá hoặc hạ thấp một chút nhưng kèm khuyến mại hấp dẫn như bán theo combo, tặng quà, hoặc đổi hình ảnh sản phẩm, đổi cách gọi đi cũng là một gợi ý rất đáng thử.

Các bạn cũng biết trên các Sàn thì hàng Trung quốc với hình ảnh, mẫu mã bắt mắt, giá lại rẻ, bởi vậy khi đặt cạnh hàng Việt thì hàng Tàu luôn ăn đứt. Nên nếu bạn chọn bán hàng chất lượng thì phải lưu ý khoản hình ảnh sản phẩm một chút, hoặc có thể lựa chọn bán hàng Tàu cũng được.

Bạn cần chú ý các kênh bán hàng như Lazada và Adayroi thường kiểm soát nhãn hiệu rất nghiêm ngặt, còn Sendo và các kênh khác thì thoải mái hơn.

5. Uy tín rất quan trọng

Khách hàng sẽ tin tưởng hơn nếu như shop bạn bán hàng chuẩn, có uy tín. Khi bán hàng, bạn hãy xin thật nhiều phản hồi của khách hàng xem họ có hài lòng không. Nếu khách chưa hài lòng thì hãy xin lỗi và tìm cách xử lý ổn thỏa. Nếu khách hàng ưng ý hoàn toàn thì nhờ họ vote sao tăng uy tín cho mình. Chỉ cần sản phẩm của bạn chất lượng thì không cần nhờ, khách cũng sẽ tự động vote và giới thiệu khách cho bạn.

6. Chú ý số lượng tồn kho

Một tình huống rắc rối nhiều khách hàng gặp phải đó là bạn vừa bán ở các kênh khác vừa bán ở trên Sàn. Chẳng hạn khi trên hệ thống còn 2 sản phẩm, bạn vừa bán ở kênh xong thì trên Sàn lại báo có đơn đặt hàng, dĩ nhiên là bạn sẽ bị phạt rồi.

Giải pháp cho tình huống này là, bạn hãy càng sớm càng tốt báo hệ thống là hết hàng sẽ không bị phạt hoặc phạt nhẹ hơn khi bị phát hiện.

7. Theo dõi data (thông tin) khách hàng và theo dõi đơn hàng trong bảng riêng

Việc theo dõi này sẽ giúp bạn phát hiện được sự cố trong khi vận chuyển hoặc khách không nghe máy,… để có thể chủ động xử lý kịp thời. Khi đã phát hiện ra sự cố, bạn hãy cố gắng giải quyết ngay, vì Sàn mỗi ngày hàng trăm ngàn đơn, họ chẳng hơi đâu mà lo cho bạn.

8. Đừng quên dùng Email, SMS hoặc tờ rơi đi kèm đơn hàng

Đây là phương pháp marketing hiệu quả nhất. bạn sẽ chẳng tốn một đồng quảng cáo nào mà vẫn có thể khiến khách hàng biết tới wep bán hàng của bạn. Hơn nữa, khách sẽ luôn nhớ tới sản phẩm, gian hàng của bạn, khi dùng hết sẽ mua tiếp.

9. Nghiên cứu hành vi khách hàng

Đây là kinh nghiệm THEN CHỐT quyết định bạn có kinh doanh thành công hay không. Thói quen của một khách hàng khi lên Sàn mua hàng sẽ search hoặc click banner hoặc lựa chọn danh mục có sẵn.

Vậy nếu sản phẩm của bạn thuộc chương trình khuyến mại ngay tại banner hoặc đứng đầu các danh mục sản phẩm thì chắc chắn khách hàng sẽ nhìn thấy sản phẩm, thấy gian hàng của bạn đầu tiên, khả năng họ sẽ lựa chọn bạn cao hơn.

Đối với thói quen search, một mẹo nhỏ là bạn thường xuyên đánh các tên sản phẩm của shop mình lên công cụ tìm kiếm của Sàn thì tên sản phẩm sẽ trở thành từ khóa được tối ưu. Khi khách hàng đánh tìm kiếm vào, tên sản phẩm gian hàng của bạn sẽ hiện ra ngay đầu trang.

10. Theo dõi tài chính thật cẩn thận

Do hệ thống thanh toán các Sàn chưa được hoàn thiện, nên tránh bị mất tiền oan các bạn phải đối chiếu mỗi khi tiền về với list đơn hàng thật cẩn thận.

11. Dùng hệ thống hỗ trợ nhà bán hàng

Bạn nhất thiết không được quên điều này mỗi khi có vấn đề phát sinh với Sàn. Hệ thống hỗ trợ nhà bán hàng sẽ giúp bạn đòi lại quyền lợi chính đáng trên cơ sở văn minh, tôn trọng giữa hai bên.

12. Tuân thủ quy định của Sàn, tránh những hành động xấu

Mọi hành động xấu như tự mua hàng của chính mình, cheat hệ thống, tìm cách chơi xấu đối thủ cạnh tranh, tận dụng khe hở của Sàn để lách luật,… có thể sẽ đem lại lợi ích trước mắt cho bạn. Thế nhưng về lâu dài, khách hàng sẽ không tin tưởng bạn, đối thủ cạnh tranh cũng nhận ra báo cáo lên hệ thống thì bạn sẽ không chỉ bị phạt mà còn nguy cơ phải dẹp gian hàng nữa đấy.

13. Sử dụng thêm các công cụ để kinh doanh online cho việc bán hàng của Shop mình

  • Ngoài việc bán hàng trên các trang thương mại điện tử thì các bạn nên sử dụng các kênh truyền thông khác như youtobe, facebook, zalo, instargam….. Đây là các kênh ko xa lạ gì với chúng ta. Và là 1 kênh để thu data khách hàng chất lượng để làm thương hiệu cá nhân thật sự tốt
  • Nếu các bạn bán hàng trên các kênh tmđt thì khả năng khách hàng biết đến bạn và quay lại với shop bạn là ko cao, vì họ chỉ biết mình mua hàng trên lazada chứ ko biết đó là shop bạn, việc của bạn là phải tạo ra 1 danh sách khách hàng tiềm năng và chăm sóc lại
  • Alosoft có các công cụ có thể giúp bạn tìm kiếm khách hàng tiềm năng và chăm sóc lại các khách hàng đấy, đây cũng là việc và các sàn thương mại điển tử luôn mạnh và muốn phát triển xa hơn nhanh hơn so với dự đoán của chúng ta Các bạn có thể xem những giải pháp của ALOSOFT.VN ở đây

? Tin vui cho các bạn đang bán hàng trên Lazada

2 2Bảng giá chính sách ưu đãi dành cho chủ shop đang bán hàng trên Lazada

Giang Alosoft

 

Scroll to Top
Zalo ATPSoftware Tư vấn kinh doanh Zalo ATPSoftware
0777.0000.17