cocolala được đầu tư 2 tỷ thương hiệu sẽ đi đến đâu khi cá mập đi cùng

Rate this post
Mặc dù dừa xiêm xanh Cocolala có quy mô nhỏ, lợi nhuận thấp và đang lỗ, hai nhà đầu tư vẫn quyết định rót tiền trong Shark Tank Việt Nam vào tối 15/8.

Dừa bật nắp khoen độc, lạ

Lên sóng Shark Tank Việt Nam vào tối 15/8, Nguyễn Tấn Lộc kêu gọi 2 tỷ đồng cho 30% cổ phần công ty TNHH TMDV Khi ta trẻ do anh sáng lập. Doanh nghiệp sản xuất dừa xiêm xanh mang thương hiệu Cocolala.

hai ca map rot 2 ty dong cho dua xiem xanh du cong ty lo nang
Nguyễn Tấn Lộc – người sáng lập thương hiệu dừa xiêm xanh Cocolala, và Diễm Phượng – cố vấn tài chính Cocolala, trong chương trình Shark Tank Việt Nam vào tối 15/8.

Theo Lộc, Việt Nam có trữ lượng dừa đừng thứ sáu trên thế giới, nhưng giá trị nông sản thấp do vùng nguyên liệu quá manh mún, không có tiêu chuẩn organic (tự nhiên). Cocolala ra đời nhằm nâng cao giá trị, khẳng định thương hiệu và tạo đầu ra ổn định cho trái dừa Việt.

Dừa xiêm xanh sau khi gọt vỏ được bảo quản, thiết kế giống như lon bia nên khách hàng chỉ cần bật nắp là có thể sử dụng. Sản phẩm Cocolala đảm bảo tiêu chí tiện dụng, an toàn. Nói không với chất tẩy trắng, Lộc dùng màng sinh học để bảo quản từng trái dừa tươi.

Giá dừa Cocolala dành cho nhà phân phối là 23.000 đồng, tới tay người tiêu dùng dao động 25.000 – 30.000 đồng một quả, . Chi phí đầu vào khoảng 12.000 đồng, phí gia công khoảng 6.500 đồng một quả. Lợi nhuận trung bình chỉ 3.000 đồng một quả.

Hiện tại, công ty có hai cổ đông, vốn điều lệ khoảng 1,9 tỷ đồng và lỗ 700 triệu đồng. Ông chủ Cocolala cho biết, thời gian đầu hoạt động, công ty tập trung đầu tư cho nghiên cứu, hoàn thiện sản phẩm nên mất nhiều chi phí. Đặc biệt, mỗi máy laze khắc chữ trên trái dừa trị giá 150 triệu đồng.

Là thương hiệu dừa xiêm xanh độc đáo đầu tiên của Việt Nam, Cocolala có đơn hàng xuất khẩu sang Mỹ, Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông. Mới đây, công ty ký hợp đồng cung cấp dừa cho hãng máy bay Jestar.

Nếu kêu gọi thành công 2 tỷ đồng, Tấn Lộc sẽ sử dụng 400 triệu đồng để mua thêm thiết bị gia công sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường. Số tiền còn lại là vốn lưu động mua dừa và trả lương cho nhân viên.

hai ca map rot 2 ty dong cho dua xiem xanh du cong ty lo nang
Sản phẩm dừa xiêm xanh Cocolala.

Lời đề nghị từ hai nhà đầu tư

“Vua chảo” Nguyễn Xuân Phú nhanh chóng rút lui khỏi thương vụ khi cho rằng sản phẩm Cocolala đơn giản, lợi nhuận thấp.

Đánh giá dừa xiêm xanh thú vị, nhưng ông chủ bất động sản Phạm Thanh Hưng vẫn “lắc đầu” vì quy mô thị trường nhỏ, sáng kiến chưa thực sự làm tăng giá trị cho dừa Việt.

“Bản chất quả dừa không thay đổi, nên đầu vào sản phẩm là yếu tố quan trọng. Tôi cảm thấy mô hình này muốn tăng quy mô sẽ rất vất vả”, Dzung Nguyễn lý giải quyết định không đầu tư.

Mặc dù giá trị gia tăng sản phẩm không cao, nhưng chủ tịch Intracom nhìn thấy ý nghĩa hay ẩn sau thương hiệu Cocolala. Nguyễn Thanh Việt rót vốn 2 tỷ đồng đổi lấy 50% cổ phần.

“Tôi thích sản phẩm này”, Thái Vân Linh nói. Bà nghĩ rằng nhiều người nước ngoài sẽ trân trọng dừa tươi Việt Nam. Phân vân vì người sáng lập thiếu kinh nghiệm tài chính, bà yêu cầu tuyển thêm nhân viên kinh doanh.

Nữ doanh nhân quyết định chi 2 tỷ đồng cho 30%, kèm theo điều kiện thu 50% doanh số bán sản phẩm cho đến khi lấy lại được số vốn đầu tư. Sau đó, bà tiếp tục là cổ đông nắm giữ 30% cổ phần thương hiệu Cocolala.

Trước lời đề nghị của hai “cá mập”, Tiến Lộc nhờ sự giúp đỡ từ Diễm Phượng – Cố vấn tài chính của Cocolala. “Tôi tự tin rằng, thị trường chưa có sản phẩm dừa nào được chạm khắc tinh xảo như Cocolala”, Phượng nói.

Từ chối gói vốn của ông Việt, Diễm Phượng đề xuất bà Linh giảm con số 50% xuống còn 30% doanh thu một tháng. Đến khi hết 2 tỷ đồng, nhà đầu tư trở thành cổ đông sở hữu 15% cổ phần.

Bà Linh đồng ý vì tin trưởng công ty sẽ phát triển nếu có sự đồng hành của Diễm Phượng.

Nguồn: vietnambiz.vn

Scroll to Top
Zalo ATPSoftware Tư vấn kinh doanh Zalo ATPSoftware
0777.0000.17