[porto_block name="head-blog"]

Những Lợi Ích Của Mạng Xã Hội Với Doanh Nghiệp

Posted by: ATPMedia Category: Tin tức Post Date: 20/05/2022 538 Lượt view

Sự bùng nổ của thời đại số và internet đã kéo theo sự phát triển của mạng xã hội. Hiện nay, có hơn 4 tỉ tài khoản đăng ký ít nhất một nền tảng mạng xã hội, tức là khoảng một nửa dân số thế giới đang tích cực hoạt động trên Facebook hay Twitter. Chính vì lẽ đó, mà mạng xã hội không chỉ dừng lại như một xu hướng giới trẻ. Nó chính là yếu tố quan trọng không thể thiếu cho doanh nghiệp để tiếp cận và tìm hiểu khách hàng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp những lợi ích mà các nền tảng này đem lại cho doanh nghiệp của bạn.

1. Tăng Độ Nhận Diện Thương Hiệu

Bạn không thể thu hút khách hàng một khi chưa truyền tải được thông tin và giá trị về doanh nghiệp của mình đến mọi người. Lúc này, những nền tảng mạng xã hội với hàng tỉ người dùng sẽ giúp bạn tăng độ nhận diện cho thương hiệu và sản phẩm của mình. Bạn có thể làm được điều này bằng cách xây dựng những nội dung, hình ảnh hấp dẫn trên trang mạng xã hội doanh nghiệp của bạn. Sau đó, những thuật toán trên các nền tảng này sẽ giúp đưa các thông điệp và bài viết đến với người dùng.

img 628767097699d

Nguồn: Unsplash/Georiga de Lotz

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng quảng cáo để tiếp cận thêm nhiều khách hàng tiềm năng. Hiện nay, trên Facebook, Instagram, và TikTok, các nền tảng mạng xã hội được yêu thích nhất Việt Nam, đều có các tính năng quảng cáo cho doanh nghiệp. Bạn có thể tải về ứng dụng Business trên điện thoại để thuận tiện quản lý doanh nghiệp trên các trang mạng thuộc hệ sinh thái Meta như Facebook và Instagram.

2. Xây Dựng Kết Nối Đến Khách Hàng

Một trong những điểm cộng lớn nhất của mạng xã hội với việc xây dựng doanh nghiệp, đó là giúp bạn kết nối trực tiếp với khách hàng. Doanh nghiệp có thể chăm sóc và ghi nhận phản hồi trực tiếp của người dùng thông qua tính năng bình luận và nhắn tin trên mạng xã hội. Ngoài ra, bạn cũng có thể trực tiếp trình bày sản phẩm và giới thiệu thông tin, lợi ích của chúng tới người dùng. Hãy sử dụng những nền tảng này thật khéo léo để xây dựng kết nối và gắn kết lòng tin của khách hàng.

3. Tăng Lượng Tương Tác Cùng Khách Hàng

Những tính năng như cảm xúc (like), bình luận, và chia sẻ đều giúp bạn tăng tương tác với khách hàng sẵn có và thu hút thêm khách hàng mới. Hãy để khách hàng cùng bạn xây dựng thương hiệu qua những ý kiến đóng góp hay sở thích của họ mà bạn thu thập được trên mạng xã hội.

Vậy, làm thế nào để tương tác và hiểu tâm lý khách hàng? Bạn có thể tìm hiểu được những thông tin này qua việc tương tác cùng người dùng trên các buổi livestream, qua các bài đăng, hay những story 24 tiếng. Khi đã hiểu được khách hàng, hãy xây dựng lại Facebook doanh nghiệp của bạn để tiếp cận được thêm nhiều khách hàng mới. Hãy lưu ý livestream với điện thoại kết nối mạng ổn định, đăng những hình ảnh đẹp có độ phân giải cao, và xây dựng những bài viết xu hướng để thu hút khách hàng mới.

4. Hợp Tác Dễ Dàng Cùng Các KOL

KOL (key opinion leader) là những người có tầm ảnh hưởng và sở hữu lượng người theo dõi lớn trên mạng xã hội. Khi hợp tác quảng cáo cùng KOL, họ có thể giúp thu hút tương tác và sự chú ý đến cho doanh nghiệp của bạn. Ngoài ra, khi làm việc cùng những người có tầm ảnh hưởng, doanh nghiệp cũng đã xây dựng được cho mình sự tin cậy cũng như độ nhận diện thương hiệu. Đây là những yếu tố quan trọng giúp thúc đẩy doanh số bán hàng và “giữ chân” người dùng.

img 6287670c67155

Nguồn: Unsplash/Jéan Béller

5. Quản Lí Khủng Hoảng Truyền Thông

Khi bắt đầu xây dựng một doanh nghiệp, bạn phải luôn chuẩn bị cho bất kì tình huống khủng hoảng nào. Tuy những vấn đề tại các doanh nghiệp nhỏ không có sức ảnh hưởng như tại các công ty lớn, bạn vẫn có thể mất đi khách hàng và sụt giảm doanh thu. Việc quản lý tài khoản mạng xã hội một cách hợp lý sẽ khiến khách hàng thấy bạn luôn sẵn sàng có mặt để giải quyết bất kì khiếu nại nào. Điều này sẽ giúp bạn thành công trong việc xây dựng lòng tin với họ.

6. Theo Sát Đối Thủ

Sử dụng mạng xã hội là một trong những cách hiệu quả nhất để tìm hiểu ý kiến của người dùng về các doanh nghiệp cạnh tranh với bạn. Ngoài ra, qua việc theo sát đối thủ trên các nền tảng này, bạn cũng có thể phán đoán phương hướng kinh doanh tiếp theo của họ. Từ đó, hãy xây dựng những chiến lược kinh doanh khác biệt và đột phá hơn nhằm tăng lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp của bạn.

Share this post


[porto_block name="call-action-blog"]
[elementor-template id="6510"]

    Quý khách vui lòng để lại thông tin

    Đặt mua