Phần 4 – Setup chiến dịch quảng cáo như thế nào?
Posted by: ATPMedia Post Date: 03/01/2019 1,461 Lượt viewMục lục
Quy trình tạo chiến dịch quảng cáo
Bước 1: Xác định mục tiêu chiến dịch
Bước 2: Nghiên cứu tệp khách hàng
Bước 3: Lựa chọn Target và Test A/B
Bước 4: Soạn và thiết kế content
Bước 5: Theo dõi đo lường tối ưu
Bước 6: Review chiến dịch
1. Xác định mục tiêu của chiến dịch quảng cáo Facebook là gì?
– Sản phẩm mới trên thị trường, khách hàng chưa biết gì về sản phẩm – Chọn mục tiêu quảng cáo tăng nhận thức về sản phẩm.
– Sản phẩm đã được biết đến từ trước, cần đẩy đơn hàng, đẩy tương tác nhiều hơn trên Fanpage – Chọn quảng cáo tăng tương tác
– Tăng lượt truy cập vào Website – Chọn hình thức quảng cáo click to web
– Sản phẩm cần tư vấn nhiều, những dòng sản phẩm cao cấp thường khách hàng cần nhiều thông tin về sản phẩm và cần được tư vấn nhiều hơn – Chọn hình thức quảng cáo qua tin nhắn, ib trực tiếp Page, điền thông tin vào form, sđt, email gửi về để chúng ta liên hệ telesale
Tư duy để chạy chiến dịch không ngoan đó là đạt được nhiều mục tiêu trong bài quảng cáo
- Quảng cáo tương tác có thể chèn link để tăng traffic
- Quảng cáo video, ảnh có thể chèn nút gửi tin nhắn để khách hàng ib trực tiếp vào Fanpage cần tư vấn
2. Nghiên cứu tệp khách hàng
Để tìm ra chân dung khách hàng để quảng cáo, có thể làm như sau:
- Hỏi thông tin khách hàng tại cửa hàng (nhân khẩu học)
- Phân tích khách hàng qua nick FB (graph search)
- Quan sát khách hàng của đối thủ tại cửa hàng, Page,…
Sau khi nghiên cứu ta có chân dung khách hàng – Target nhân khẩu học gồm:
- Giới tính
- Nghề nghiệp
- Tuổi
- Nơi sống
- Sở thích
- Hành vi mua hàng
Xem các khóa học của ATP Software:
- Học phân tích quảng cáo target đối thủ
- Học phân tích hành vi sở thích của khách hàng
- Học cách tìm và phân tích đối thủ
3. Lựa chọn Target và Test A/B
Dựa vào bước 2 có target theo nhân khẩu học của khách hàng. Tuy nhiên cần phải Test A/B theo hành vi, sở thích hoặc content sản phẩm.
Đôi khi có những Target không thể chọn được khi quảng cáo trên Facebook như:
- Nhập tên Fanpage nào đó
- Nhập tên Nhóm nào đó
- Nick Facebook của người nổi tiếng
- Người like/cmt các bài viết,…
Để quảng cáo được đến các Fanpage hay Nhóm thì Facebook không hỗ trợ, tuy nhiên bạn có thể sử dụng cách target theo đối tượng tùy chỉnh của Simple Ads do ATP Software phát triển dựa trên công nghệ Bigdata.
Simple Ads – ATP Software – Hướng dẫn khai thác Simple Ads
- Quét UID Page và Nhóm
- Chuyển UID sang tệp tùy chỉnh
- Quảng cáo đúng Page và Nhóm
Test A/B có 2 cách test:
Test nhóm Target (vị trí hiển thị, sở thích, giới tính,…)
Test bài quảng cáo khác nhau (sản phẩm, content,…)
Khi test A/B nên set ngân sách mỗi nhóm 50-100k và thời gian test A/B phải ít nhất 2 ngày để AI phân phối chuẩn và có đầy đủ các kết quả trả về.
4. Soạn và thiết kế Content
“Content is King” Vì vậy phải thiết kế ảnh, video và viết nội dung cho bài quảng cáo sao cho hấp dẫn.
Chú ý thiết kế đúng size ảnh chuẩn trên Facebook
Các công cụ thiết kế hình ảnh, video phổ biến:
- Canva.com
- Fotor.com
- Uplevo.com
- Camtasia 9
- Photoshop CS6, AI, …
- Powtoon
Các thư viện ảnh làm nội dung, lấy ảnh chất lượng cao để thiết kế content trên Facebook, Page, Web,…
- Unplash
- Pexels
- Pixapay
Lấy icon, vector:
- Flaticon.com
- Shutterstock.com
Các mẹo viết content quảng cáo:
- Tối ưu 2 dòng đầu tiên phải nêu bật được vấn đề như tạo sự chú ý, giật tít, nỗi đau, câu hỏi mở, trend,…
- Nội dung câu chữ ngắn gọn, súc tính
- Liệt kê các tính năng “-” cho dễ nhìn
- #Hashtag các keyword cần nhấn mạnh
- Chú ý khoảng cách giữa các đoạn, không nên quá sát nhau tạo cảm giác rối mắt
- Kêu gọi hành động để nhận được quà tặng
- Nên có thông tin liên hệ, website ở cuối
5. Theo dõi đo lường tối ưu
Các chỉ số quan trọng khi theo dõi quảng cáo
- CPM
- Chi phí trên mỗi CMT
- CTR
- Điểm phù hợp
- Tần suất
CPM cho biết chi phí để hiển thị QC 1000 lần trên Facebook. CPM cho biết mức độ cạnh tranh quảng cáo trên Facebook theo thời gian, theo lĩnh vực. Chỉ số này tùy vào ngành hàng, lĩnh vực kinh doanh sẽ có mức giá riêng và CPM cũng thay đổi theo thời gian (thường tăng 10 – 20% mỗi năm)
CPM cao có thể vì:
- Do các yếu tố thị trường như mùa sales, lỗi mạng, trend hot, nhu cầu thị trường, cạnh trường,…
- Do nội dung quảng cáo kém thu hút hơn các quảng cáo trên thị trường nên giá thầu cao.
Chi phí trên mỗi lượt bình luận (CMT) cho biết số tiền bạn bỏ ra cho mỗi lần khách hàng bình luận trên bài viết quảng cáo. Nhiều người kinh doanh ở Việt Nam chọn con số này để đánh giá chất lượng của bài quảng cáo. Vì có CMT là có thể tư vấn chốt được đơn hàng. Tuy nhiên để chốt được đơn hàng cần nhiều yếu tố khác như tỷ lệ chốt đơn, chất lượng sản phẩm – dịch vụ – thương hiệu,…
CTR đo tỷ lệ khách hàng thực hiện hành động trên bài viết như click, xem thêm, nhấn vào ảnh, mở video,… và được do bằng tỷ lệ %. CTR cho biết khách hàng phản ứng như thế nào với bài quảng cáo.
Điểm phù hợp tương tự như CTR cho biết bài quảng cáo của bạn có thích hợp với người dùng hay không. Điểm phù hợp càng cao thì càng được Facebook ưu ái hiển thị hơn các bài quảng cáo khác.
Tần suất quảng cáo cho biết một người dùng thấy bài quảng cáo của bạn bao nhiêu lần.
Tần suất là con số rất quan trọng mà ít người quan tâm vì nó cho biết ngưỡng (giới hạn) số người tiếp cận tiềm năng của nhóm quảng cáo. Vì khi quảng cáo bắt đầu lặp lại 2-3-4 lần, điều đó cho biết quảng cáo không tiếp cận thêm người mới nữa mà bắt đầu quay lại hiển thị cho các đối tượng cũ.
Có 2 trường hợp xảy ra:
- Nếu còn có đơn hàng, còn hiệu quả thì tiếp tục quảng cáo
- Nếu hiệu quả quảng cáo đi xuống thì tắt quảng cáo để tìm nhóm quảng cáo khác
6. Review chiến lược
Đúc kết sau chiến dịch quảng cáo:
- Nhóm quảng cáo nào tốt? Vì sao tốt?
- Bài quảng cáo nào hiệu quả? Vì sao hiệu quả?
- Tốn bao nhiêu tiền? Kiếm bao nhiêu đơn?
- Có được bao nhiêu khách hàng tiềm năng mới?
- Lợi nhuận trên mỗi khách hàng là bao nhiêu?
Phần 1: Học quảng cáo Facebook Online – Hướng dẫn tạo tài khoản doanh nghiệp
Phần 2-3: Khái niệm về chiến dịch – Nhóm – Quảng cáo/ Đối tượng quảng cáo Facebook là gì?