Sau những chuỗi ngày dài mệt mài làm việc, tôi cũng có một buổi ngồi lại để đúc kết những nguyên nhân cơ bản dẫn đến sự thất bại được coi là thảm hại trong sự nghiệp kinh doanh của mình. Với mong muốn chia sẻ kinh nghiệm cho các bạn đọc có thể tránh xa những sai lầm mà tôi đã từng vấp ngã bằng câu chuyện khởi nghiệp kinh doanh của tôi như sau:
Bản thân tôi là một đứng đầu cho cả 1 công ty gồm 50 nhân viên, tôi luôn đứng ở tư thế ngẩng cao đầu và tự hào về chất lượng dịch vụ mà mình cung cấp cho khách hàng không hề thua kém bất kể một đối thủ cạnh tranh nào trong cùng lĩnh vực. Tôi cũng luôn tự nhắc nhở bản thân phải sớm đăng ký logo công ty và xây dựng hình ảnh logo thương hiệu thật đẹp, thật ấn tượng để có thể tự tin đàm phán và thuyết phục những khách hàng tiềm năng. Tiếc rằng đó chính là thất bại khởi đầu của tôi, và nó không được diễn ra đúng như những gì tôi “ước mơ”, mà các bạn biết rồi đó, cuộc đời thường không như mơ…
Có thể nói rằng, những ngày đầu thành lập là một chuỗi ngày dài đầy khó khăn, và khó khăn chính của tôi là vấn đề tài chính. Chỉ vì muốn tiết kiệm tối đa các khoản chi phí ban đầu mà tôi đã không đầu tư cho hình ảnh LOGO thương hiệu của mình. Bởi vậy, tôi quyết định nhờ một người bạn thiết kế cho một cái logo mà tôi thấy ưng ý là được. Và ý thức được tầm quan trọng của việc bản vệ quyền sở hữu trí tuệ đối với các logo, nhãn hiệu hàng hóa. Nên tôi đã chủ động làm hồ sơ đăng ký nhãn hiệu độc quyền cho chính chiếc logo đó. Thế nhưng tôi đã không biết rằng chiếc logo đó còn quá đơn điệu và không có điểm nhấn nổi bật để thể hiện được sức mạnh mà công ty tôi đang có.
Kinh doanh thất bại – Tâm sự buồn của 1 cái logo xấu xí
Từ ngày thành lập công ty, mỗi khi được đem ra so sánh với các đối thủ cùng ngành nghề kinh doanh khác thì tôi luôn cảm thấy thiếu tự tin về công ty của mình chỉ vì cái logo. Tôi tự dặn lòng rằng: “thôi cố gắng, dù sao thì mình cũng chưa có nhiều điều kiện trong lúc khó khăn này, đành phải chấp nhận và nỗ lực hơn, mình hoàn toàn có thể dựa vào năng lực bản thân cũng như chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình mà”.
Tôi đã không ngừng cố gắng học hỏi kiến thức chuyên môn, rèn luyện thành thạo mọi kỹ năng trong giao tiếp như đàm phán, ngôn từ phát ngôn, dáng vẻ, điệu bộ… với hy vọng sẽ ký kết được nhiều hợp đồng lớn về cho công ty.
Và tất nhiên tôi cũng đã được đền đáp xứng đáng với những gì mà tôi đã chuyên tâm luyện tập, cụ thể là vào một ngày bình thường như những ngày khác, có một khách hàng gọi điện lên công ty và yêu cầu chúng tôi đến gặp để tư vấn cho họ về sản phẩm. Đó chính là công ty lớn đầu tiên tôi được gặp, họ là một doanh nghiệp rất lớn, vô cùng chuyên nghiệp và uy tín. Lúc đó tôi cảm thấy rất vui và thầm nghĩ nếu ký kết được hợp đồng lớn này, mình sẽ có được khoản doanh thu tương đối lớn. Cứ thế là tôi xách cặp lên và đi đến gặp đối tác ấy…
Đến đây, tôi đã rất hoang mang bởi không phải mình là người duy nhất đến để tư vấn về sản phẩm dịch vụ. Trước mắt tôi là những đối thủ đáng gờm mang trên mình những logo thương hiệu sản phẩm khá bắt mắt. Nhưng không phải vì thế mà khiến tôi lùi bước, bởi chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình không hề kém so với đối thủ…
Từng người lần lượt được gọi vào phòng để giới thiệu sản phẩm (tâm trạng lúc này giống như đi phỏng vấn xin việc vậy). Tôi phải động viên tinh thần mình bằng một vài câu nói của những người nổi tiếng. Sau một vài đơn vị vào trước thì cuối cùng cũng đến lượt mình. Trước khi bước vào phòng, tôi cố hít lấy một hơi thật sâu và hiên ngang bước vào phòng với một dáng vẻ hết sức chuyên nghiệp. Đối diện mặt với tôi là những người quản lý, tôi nhìn thấy ở họ toát ra một cái gì đó mà không thể tả nổi và chỉ có thể nói bằng hai từ “đẳng cấp”.
Tôi bắt đầu giới thiệu cho họ về sản phẩm của mình và những lợi ích mà chúng tôi đem lại cho họ. Đến đây, tôi gần như đã quên đi hết những áp lực xung quanh và tập trung hăng say vào giới thiệu sản phẩm. Chính bởi sự tự hào từ giá cả cho đến chất lượng sản phẩm ở mức khá tốt so với những đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường, mà tôi đã truyền được tới họ một sự hài lòng nhất định. Tôi có thể cảm nhận được niềm tự hào về sản phẩm của tôi đã phần nào truyền được đến với ban lãnh đạo công ty đối tác thông qua cái bắt tay chào nhau trước khi tôi ra khỏi phòng.
Tôi ra về với tư thế đầy hy vọng sẽ nhận lại được phản hồi từ phía công ty đối tác kia. Thế nhưng chờ đợi một ngày rồi hai ngày… Đến ngày thứ ba vẫn không nhận được thông tin phản hồi thì tôi biết mình đã thất bại. Nhưng câu hỏi đặt ra trong đầu tôi là tại sao lại bị từ chối? nguyên nhân khiến đối tác từ chối hợp tác là gì? Chẳng lẽ là do sản phẩm của mình không tốt hay sao? Vì muốn biết rõ nguyên nhân tại sao mình lại thất bại, nên tôi đã chủ động liên hệ lại với công ty đối tác đó và hỏi:
- “Em chào anh, em là người đại diện cho đơn vị ‘ABC’, hôm trước em có đến giới thiệu và đưa thông tin sản phẩm của bên em cho bên mình, không biết ban quản lý bên anh đã quyết định chọn sản phẩm của công ty nào chưa ạ?”
- “À, anh chào em, bên anh đã quyết định chọn công ty ‘DEF’ làm đối tác rồi em nhé. Quản lý bên anh có nói rằng: bộ nhận diện thương hiệu của công ty họ trông có vẻ chuyên nghiệp và uy tín hơn.”
Tôi dường như đã chết lặng trước sự thật phủ phàng đó. Trống rỗng và tuyệt vọng! Tất cả mọi thứ trước mắt tôi gần như chìm trong bóng tối. Tôi hoàn toàn đánh mất đi sự tự tin khi đi gặp những đối tác lớn khác kể từ ngày hôm đó.
Kinh nghiệm rút ra được từ bài học thất bại
Bài học đắt giá nhất mà tôi đúc kết ra được là: trong cái thời đại cướp lấy mà ăn, giật lấy mà uống này thì chất lượng sản phẩm có tốt đến đâu cũng chưa hẳn quyết định được sự thành công đối với một doanh nghiệp. Cần phải ý thức được tầm quan trọng của hình ảnh thương hiệu. Cần đăng ký nhãn hiệu hàng hóa để bảo vệ thương hiệu sản phẩm khỏi sự xâm phạm trái phép và được bảo hộ bởi luật pháp. “Tốt gỗ thôi thì vẫn chưa đủ, cần phải tốt cả nước sơn”. Giá như tôi chăm chút cho hình ảnh logo thương hiệu công ty chuyên nghiệp ngay từ ban đầu thì có thể bây giờ đã khác