Chú giải chi tiết 40 phương pháp sáng tạo Triz – giải nghĩa triz là gì
Hôm nay 10/06/2018, Triz.edu.vn phối hợp với BK Holdings (Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển Công nghệ Bách khoa Hà Nội tổ chức chương trình trao đổi kiến thức và seminar với chủ đề: “ Triz – Phương pháp sáng tạo và đổi mới cho Startup công nghệ”. Hội thảo có đông đảo các giảng viên của các trường đại học, các chuyên gia, các Start up tham dự dưới sự chủ trì của diễn giả – chuyên gia Triz Nguyễn Minh Tân.
Em xin phép tóm lược lại một số nội dung, các anh chị cùng tham khảo:
Tại hội thảo diễn giả Nguyễn Minh Tân chia sẻ: Triz là phương pháp luận sáng tạo với lý thuyết giải các bài toán sáng chế được Genrick Saulovik Altshuller ( người Nga gốc Do Thái) xây dựng dựa trên việc nghiên cứu 40.000 bằng sáng chế. Hiện nay Triz được rất nhiều tập đoàn lớn trên thế giới áp dụng như tuyên bố của hãng Intel “At Intel Corporation, TRIZ is recognized as “Innovation Platform of the 21st century””; Tập đoàn Sam Sung đã đưa Triz thành một phần bắt buộc trong các quy trình làm việc.
Vì sao Triz lại trở thành công cụ mạnh mẽ đến như vậy đối với các tập đoàn thiên về công nghệ? Diễn giả Nguyễn Minh Tân chia sẻ tiếp: Hiện nay có một số phương pháp, đơn giản nhất và cũng được khá nhiều các nhãn hàng áp dụng là phương pháp “ đối tượng tiêu điểm”. Phương pháp này lấy sản phẩm cần đổi mới, cần sáng tạo làm tiêu điểm, đồng thời lấy một số các sự vật ngẫu nhiên, phân tích các đặc tính của sự vật ngẫu nhiên đó rồi kết nối với sản phẩm tiêu điểm, sẽ cho ta những gợi ý về đổi mới sáng tạo. Ví dụ hãng bút bi Thiên Long, khi phân tích đặc tính của sự vật ngẫu nhiên là hoa có hương thơm và kết hợp với sản phẩm tiêu điểm cho ra dòng sản phẩm mới là bút bi có mực thơm, đã tạo ra hiệu ứng đột phá để chiếm lĩnh thị trường.
Tuy nhiên , phương pháp này mang đậm tính chủ quan, tốn kém thời gian, tiền bạc làm các “phép thử” đồng thời bó hẹp trong hạn chế của người nghiên cứu. Triz có sự vượt bậc nhờ công sức thống kê, xây dựng dựa trên vô số các nghiên cứu của Genrick và đã được kiểm chứng.
Vậy Triz được thực hiện như thế nào: Dựa trên nguyên lý hai mặt đối lập của hiện thực khách quan, Triz xác định các mâu thuẫn hành chính, mâu thuẫn kỹ thuật và mâu thuẫn vật lý. Xử lý các mâu thuẫn đó bằng việc xem mối liên hệ của 40 nguyên tắc ( thủ thuật sáng tạo) và 39 thông số kỹ thuật. Mối liên hệ này được Triz xây dựng bảng Bảng các nguyên tắc dùng để giải quyết các mâu thuẫn với hàng trăm nghìn các con số để tra cứu. Mỗi điểm giao thoa sẽ đưa ra 04 giải pháp sáng tạo, cải tiến xử lý vấn đề.
Bảng các nguyên tắc dùng để giải quyết các mâu thuẫn : Xem ảnh đính kèm bài.
40 nguyên tắc ( thủ thuật sáng tạo) bao gồm:
1. Nguyên tắc phân nhỏ
a) Chia đối tượng thành các phần độc lập
b) Làm đối tượng trở nên tháo lắp được.
c) Tăng mức độ phân nhỏ đối tượng.
2. Nguyên tắc tách khỏi
Tách phần gây “phiền phức” (tính chất phiền phức”) hay ngược lại tách phần duy nhất “cần thiết” (tính chất “cần thiết”) ra khỏi đối tượng .
3. Nguyên tắc phẩm chất cục bộ
a) Chuyển đối tượng (hay môi trường bên ngoài, tác động bên ngoài) có cấu trúc đồng nhất thành không đồng nhất.
b) Các phần khác nhau của đối tượng phải có các chức năng khác nhau.
c) Mỗi phần của đối tượng phải ở trong những điều kiện thích hợp nhất đối với công việc.
4. Nguyên tắc phản đối xứng
Chuyến đối tượng có hình dạng đối xứng thành không đối xứng (nói chung giảm bậc đối xứng)
5. Nguyên tắc kết hợp
a) Kết hợp các đối tượng đồng nhất hoặc các đối tượng dùng cho các hoạt động kế cận.
b) Kết hợp về mặt thời gian các hoạt động đồng nhất hoặc kế cận.
6. Nguyên tắc vạn năng
Đối tượng thực hiện một số chức năng khác nhau, do đó không cần sự tham gia của các đối tượng khác.
7. Nguyên tắc chứa trong
a) Một đối tượng được đặt bên trong đối tương khác và bản thân nó lại chứa đối tượng thứ ba..
b) Một đối tượng chuyển động xuyên suốt bên trong đối tượng khác.
8. Nguyên tắc phản trọng lượng
a) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng cách gắn nó với các đối tượng khác có lực nâng.
b) Bù trừ trọng lượng của đối tượng bằng tương tác với môi trường như sử dụng các lực thủy động, khí động…
9. Nguyên tắc gây ứng suất sơ bộ
Gây ứng suất trước đối với đối tượng để chống lại ứng suất không cho phép hoặc không mong muốn khi đối tượng làm việc (hoặc gây ứng suất trước để khi làm việc sẽ dùng ứng suất ngược lại).
10. Nguyên tắc thực hiện sơ bộ
a) Thực hiện trước sự thay đổi cần có, hoàn toàn hoặc từng phần, đối với đối tượng
b) Cần sắp xếp đối tượng trước, sao cho chúng có thể hoạt động từ vị trí thuận lợi nhất, không mất thời gian dịch chuyển.
11. Nguyên tắc dự phòng
Bù đắp độ tin cậy không lớn của đối tượng bằng cách chuẩn bị trước các phương tiện báo động, ứng cứu, an toàn.
12. Nguyên tắc đẳng thế
Thay đổi điều kiện làm việc để không phải nâng lên hay hạ xuống các đối tượng.
13. Nguyên tắc đảo ngược
a) Thay vì hành động như yêu cầu bài toán, hành động ngược lại (ví dụ, không làm nóng mà làm lạnh đối tượng).
b) Làm phần chuyển động của đối tượng (hay môi trường bên ngoài) thành đứng yên và ngược lại phần đứng yên thành chuyển động.
14. Nguyên tắc cầu (tròn) hóa
a) Chuyển những phần thẳng của đối tượng thành cong, mặt phẳng thành mặt cầu, kết cấu hình hộp thành kết cấu hình cầu.
b) Sử dụng các con lăn, viên bi, vòng xoắn.
15. Nguyên tắc linh động
a) Cần thay đổi các đặc trưng của đối tượng hay môi trường bên ngoài sao cho chúng tối ưu trong từng giai đoạn làm việc.
b) Phân chia đối tượng thành từng phần, có khả năng dịch chuyển với nhau.
16. Nguyên tắc giải thiếu hoặc thừa
Nếu như khó nhân được hiệu quả cần thiết, nên nhanh hơn hoặc nhiều hơn “một chút”. Lúc đó bài toán có thể thể nên đơn giản hơn và dễ giải hơn.
17. Nguyên tắc chuyển sang chiều khác
a) Những khó khăn do chuyển động (hay sắp xếp) đối tương theo đường (một chiều) sẽ được khắc phục nếu cho đối tượng khả năng di chuyển lên mặt
phẳng (hai chiều), tương tự những bài toán liên quan đến chuyển động (hay sắp xếp) các đối tượng trên mặt phẳng sẽ được đơn giản hóa khi chuyển
sang không gian (ba chiều).
b) Chuyển các đối tượng có kết cấu một tầng thành nhiều tầng.
c) Đặt đối tượng nằm nghiêng.
d) Sử dụng mặt sau của diện tích cho trước.
e) Sử dung các luồng ánh sáng tới điên ích bên cạnh hoặc tái mặt sau của diện tích cho trước.
18. Nguyên tắc sử dụng dao động cơ học
a) Làm đối tượng dao động.
b) Nếu đã có dao động, tăng tần số dao động (đến tần số siêu âm).
c) Sử dụng tần số cột hường.
d) Thay vì dùng các bộ rung cơ học, dùng các bộ rung áp điện.
e) Sử dụng siêu âm kết hợp với trường điện từ.
19. Nguyên tắc tác động theo chu kỳ
a) Chuyển tác động liên tục thành tác động theo chu kỳ (xung).
b) Nếu đã có tác động theo chu kỳ, hãy thay đổi chu kỳ.
c) Sử dụng các khoảng thời gian giữa các xung để thực hiên tác động khác.
20. Nguyên tắc liên tục tác động có ích
a) Thực hiện công việc một cách liên tục (tất cả các phần của đối tượng cần luôn luôn làm việc ở chế độ đủ tải).
b) Khắc phục vận hành không tải và trung gian.
c) Chuyển chuyển động tịnh tiến qua lại thành chuyển động quay.
21. Nguyên tắc “vượt nhanh”
a) Vượt qua các giai đoạn có hại hoặc nguy hiểm với vận tốc lớn.
b) Vượt nhanh để có được hiệu ứng cần thiết.
22. Nguyên tắc biến hại thành lợi
a) Sử dung những tác nhân có hại (vỉ du tác đông có hại của môi trường) để thu được hiệu ứng có lợi.
b) Khắc phục tác nhân có hại bằng cách kết hợp nó với tác nhân có hại khác.
c) Tăng cường tác nhân có hại đến mức nó không còn có hại nữa.
23. Nguyên tắc quan hệ phản hồi
a) Thiết lập quan hệ phải hồi.
b) Nếu đã có quan hệ phản hồi, hãy thay đổi nó.
24. Nguyên tắc sử dụng trung gian
Sử dụng đối tượng trung gian, chuyển tiếp.
25. Nguyên tắc tự phục vụ
a) Đối tượng phải tự phục vụ bằng cách thực hiên các thao tác phụ trợ, sửa chữa.
b) Sử dụng phế liệu, chất thải, năng lượng dư.
26. Nguyên tắc sao chép (copy)
a) Thay vì sử dung những cái không được phép. phục tạp, đắt tiền, không tiện lợi hoặc dễ vỡ, sử dụng bản sao.
b) Thay thế đối tượng hoặc hệ các đối tượng bằng bản sao quang học (ảnh, hình vẽ) với các tỷ lệ cần thiết.
c) Nếu không thể sử dụng bản sao quang học ở vùng biểu kiến (vùng ánh sáng nhìn thấy được bằng mắt thường chuyển sang sử dụng các bản sao hồng ngoại hoặc tử ngoại.
27. Nguyên tắc “rẻ” thay cho “đắt”
Thay đối tượng đắt tiền bằng bộ các đối tượng rẻ có chất lượng kém hơn (ví dụ như về tuổi thọ).
28. Thay thế sơ đồ cơ học
a) Thay thế sơ đồ cơ học bằng điện, quang, nhiệt, âm hoặc mùi vị.
b) Sử dụng điện trường, từ trường và điện từ trường trong tương tác với đối tượng.
c) Chuyển các trường đứng yên sang chuyển động, các trường cố định sang thay đổi theo thời gian, các trường đồng nhất sang có cấu trúc nhất định.
29. Sử dụng các kết cấu lỏng và khí.
Thay cho các phần của đối tượng ở thể rắn, sử dụng các chất khí và lỏng: nạp khí, nạp chất lỏng đệm không khí, thuỷ tinh, thủy phản lực.
30. Sử dụng vỏ dẻo và màng mỏng
a) Sử dụng các vỏ dẻo và màng mỏng thay cho các kết cấu khối.
b) Cách ly đối tượng với môi trường bên ngoài bàng các vỏ dẻo và màng mỏng.
31. Sử dụng vật liệu nhiều lỗ
a) Làm đối tượng có nhiều lỗ hoặc sử dụng thêm những chi tiết nhiều lỗ (miếng đệm, tấm phủ..)
b) Nếu đối tượng đã có nhiều lỗ. sơ bộ tẩm nó bằng chất nào đó.
32. Nguyên tắc thay đổi màu sắc
a) Thay đổi màu sắc của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
b) Thay đổi độ trong suốt của đối tượng hay môi trường bên ngoài.
c) Để có thể quan sát được những đối tượng hoặc những quá trình, sử dụng các chất phụ gia màu, huỳnh quang.
d) Nếu các chất phụ gia đó đã được sử dụng, dùng các nguyên tử đánh dấu.
e) Sừ dụng các hình vẽ, ký hiệu thích hợp.
33. Nguyên tắc đồng nhất
Những đối tượng, tương tác với đối tượng cho trước, phải được làm từ cùng một vật liệu (hoặc từ vật liệu gần về các tính chất) với vật liệu chế tạo đối tượng.
34. Nguyên tắc phân huỷ hoặc tái sinh các phần
a) Phần đối tượng đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc trở nên không cần thiết phải tự phân hủy (hoà tan, bay hơi…) hoặc phải biến dạng.
b) Các phần mất mát của đối tượng phải được phục hồi trực xếp trong quá trình làm việc.
35. Thay đổi các thông số hoá lý của đối tượng
a) Thay đổi trang thái đối tượng.
b) Thay đổi nồng độ hay độ đậm đặc.
c) Thay đổi độ dẻo.
d) Thay đổi nhiệt độ, thể ích.
36. Sử dụng chuyển pha
Sử dụng các hiện tượng nảy sinh trong các quá trình chuyển pha như thay đổi thể tích, tỏa hay hấp thu nhiệt lượng..
37. Sử dựng sự nở nhiệt
a) Sử dụng sự nở (hay co) nhiệt của các vật liệu.
b) Nếu đã dùng sự nở nhiệt, sử dụng với vật liệu có các hệ số nở nhiệt khác.
38. Sử dụng các chất ôxy hoá mạnh
a) Thay không khí thường bằng không khí giàu ôxy.
b) Thay không khí giàu ôxy bằng chính ôxy.
c) Sử dụng các bức xạ iôn hóa tác động lên không khí hoặc ôxy.
d) Thay ôxy giàu ôzôn (hoặc ôxy bị iôn hoá) bằng chính ôzôn.
39. Thay đổi độ trơ
a) Thay môi trường thông thường bàng môi trường trung hòa.
b) Đưa thêm vào đối tượng các phần, các chất phụ gia trung hòa.
c) Thực hiện quá trình trong chân không.
40. Sự dụng các vật liệu hợp thành (composite)
Chuyển từ các vật liệu đồng nhất sang sử dụng những vật liệu hợp thách (composite). Hay nói chung sử dụng các loại vật liệu mới.
39 thông số kỹ thuật gồm:
1. Trọng lượng đối tượng chuyển động.
2. Tung lượng đối tượng bất riêng.
3. Độ đài đối tượng chuyển động.
4. Độ dài đối tượng bất động.
5. niên lịch đối tượng chuyển động.
6. Diện tích đối tượng bất động.
7. Thể tích đối tượng chuyển động.
8. Thể tích đối tượng bất động.
9. Vận tốc.
10. Lực.
11. Ứng suất, áp suất
12. Hình dạng
13. Tính ổn định của thành phần đối tượng.
14. Độ bền.
15. Thời hạn hoạt động của đối tượng chuyền động
16. Thời hạn hoạt động của đối tượng bất động
17. Nhiệt độ.
18. Độ chiếu sáng (độ rọi).
19. Năng lượng tiêu hao bởi đối tượng chuyển động.
20. Năng lượng tiêu hao bởi đối tượng bất động.
21. Công suất.
22. Năng lượng mất mát.
23. Chất thề mất mát.
24. Thông tin mất mát.
25. Thời gian mất mát.
26. Lượng chất thể.
27. Độ tin cậy.
28. Độ chính xác trong đó lường.
29. Độ chính xác trong chế tạo.
30. Các nhân tố có hại từ bên ngoài tác động lên đối tượng.
31. Các nhân tố có hại sinh ra bởi chính đối tượng.
32. Tiện lợi trong chế tạo.
33. Tiện lợi trong sử đụng, vận hành.
34. Tiện lợi trong sửa chữa.
35. Độ thích nghi, tính phổ dụng (vạn năng).
36. Độ phức tạp của thiết bị.
37. Độ phức tạp trong kiểm tra và đo lường.
38. Mức độ tự động hóa.
39. Năng suất.
Buổi chia sẻ kiến thức kết thúc thành công với sự tự tin, phấn chấn kèm bày tỏ sự biết ơn của các khán giả đối với diễn giả Nguyễn Minh Tân.