Xác định và mô tả chiến lược để phát triển sản phẩm mới

Posted by: ATPMedia Category: Tin tức Post Date: 10/01/2019 2,186 Lượt view
Rate this post

Kế hoạch phát triển sản phẩm mới

qt

Khi sản phẩm bước vào giai đoạn bão hòa và giai đoạn suy thoái của vòng đời sản phẩm, doanh nghiệp phải bổ sung thêm các sản phẩm mới để tiếp tục phát triển. Việc thường xuyên bổ sung thêm các sản phẩm mới vào dòng sản phẩm giúp dòng sản phẩm không bị lỗi thời. Một số sản phẩm mới có thể áp dụng những bước đột phá lớn về công nghệ. Một số khác chỉ đơn giản là mở rộng dòng sản phẩm hiện có.

Các chiến lược phát triển sản phẩm

Chiến lược phát triển sản phẩm mới của doanh nghiệp thay đổi tùy theo tổ hợp sản phẩm hiện có và sự phù hợp giữa các sản phẩm đang cung cấp trên thị trường mới mục tiêu marketing tổng thể của doanh nghiệp.

Chiến lược thâm nhập thị trường (market penetration strategy) hướng đến việc gia tăng doanh thu bán hàng của các sản phẩm hiện có trên thị trường hiện tại. Có thể thay đổi sản phẩm, nâng cao chất lượng sản phẩm, hoặc thúc đẩy những cách thức mới để sử dụng sản phẩm.

Định vị sản phẩm (product positioning) nhận thức của khách hàng về đặc điểm của một sản phẩm, cách sử dụng, chất lượng, ưu điểm, nhược điểm của sản phẩm đó so với các sản phẩm cạnh tranh. Người làm marketing thường tiến hành nghiên cứu thị trường về phân tích sở thích của người tiêu dùng và xây dựng sơ đồ định vị sản phẩm.

Chiến lược phát triển thị trường (market development strategy) tập trung vào việc tìm kiếm thị trường đang mới cho sản phẩm hiện có. Các biện pháp phân khúc thị trường là công cụ hữu ích để triển khai chiến lược này.

Chiến lược phát triển sản phẩm (product development) việc đưa các sản phẩm mới vào một thị trường có thể nhận biết hoặc một thị trường đã được khai thác.

Chiến lược đa dạng hóa sản phẩm (product diversification strategy) tập trung vào việc phát triển sản phẩm hoàn toàn mới cho một thị trường hoàn toàn mới. Doanh nghiệp có thể tìm kiếm những thị trường mục tiêu mới có liên hệ với thị trường hiện tại.

Quá trình người tiêu dùng chấp nhận sản phẩm mới

Có thể sắp xếp các giai đoạn như sau:

1. Nhận biết (awareness): Cá nhân biết về sản phẩm mới nhưng thiếu thông tin đầy đủ về sản phẩm

2. Quan tâm (interest): Khách hàng tiềm năng bắt đầu tìm kiếm thông tin về sản phẩm

3. Đánh giá (evaluation): Khách hàng xem xét những lợi ích có thể của sản phẩm

4. Dùng thử (trial): Khách hàng mua dùng thử để xem sản phẩm có hữu dụng hay không

5. Chấp nhận/ Từ chối (adoption/rejection): Nếu việc mua dùng thử mang lại kết quả thỏa đáng, họ sẽ quyết định sử dụng sản phẩm thường xuyên.

Người làm marketing phải hiểu được quá trình chấp nhận sản phẩm để thúc đẩy người tiêu dùng tiềm năng chuyển sang giai đoạn tiếp nhận. Thực hiện các bước tăng doanh thu bán hàng bằng những cách nhìn vào khách hàng.

Những người mua đầu thường có vai trò như những người có tầm ảnh hưởng về quan điểm mà người khác muốn tìm kiếm lời khuyên, nên thái độ của họ đối với sản phẩm mới có thể nhanh chóng lây lan sang người khác.

Các yếu tố quyết định tốc độ chấp nhận sản phẩm mới

1. Lợi thế tương đối: Một phát minh mới vượt trội so với những ý tưởng trước đó sẽ mang lại lợi thế so sánh lớn hơn. Được thể hiện qua mức giá thấp hơn, có cải tiến bên ngoài, dễ sử dụng và giúp nâng cao tỷ lệ được chấp nhận của sản phẩm

2. Sự tương thích: Đổi mới phù hợp với giá trị và trải nghiệm của khách hàng tiềm năng sẽ thu hút với tốc độ tương đối nhanh

3. Cơ hội dùng thử: Dùng thử sản phẩm miễn phí hoặc ở mức giá ưu đãi đồng nghĩa với việc khách hàng có thể giảm thiểu rủi ro tài chính khi dùng thử sản phẩm

4. Khả năng quan sát: Khách hàng tiềm năng quan sát những điểm vượt trội từ sản phẩm. Các hình thức trưng bày sản phẩm tại cửa hàng hoặc thậm chí quảng cáo nhấn mạnh vào sự vượt trội của sản phẩm có thể khuyến khích chấp nhận mua hàng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Share this post


Cẩm nang kinh doanh hay cho người mới bắt đầu

ĐĂNG KÝ DÙNG THỬ BỘ PHẦN MỀM MARKETING

7 ngày trải nghiệm bộ phần mềm hỗ trợ doanh nghiệp bán hàng hiệu quả hoàn toàn miễn phí.

CÔNG TY TNHH ATP SOFTWARE

CÔNG TY TNHH ATP SOFTWARE

Đặt mua